Sunday, August 29, 2010

How to shrink SQL logs

Just want to inquire on how to shrink my sql logs.
My disk space is running and I suspect that sql logs is the cause
of the problem..
Answer:
BACKUP LOG WITH TRUNCATE_ONLY will empty your log file (depending on recovery model) , but if you then want to make the log file smaller, you will have to use DBCC SHRINKFILE

Vì sao tôi lại thất bại?

Trong quá trình xin việc, thất bại là một việc rất đỗi bình thường, đối với nhiều người thì việc đó xảy ra như cơm bữa. Khi gặp phải trường hợp như vậy, bạn sẽ làm gì: Buồn? Thất vọng? Hay là đi đến một nơi nào đó thật vắng vẻ để hét to lên, sau đó lấy lại tinh thần để đương đầu với các “cuộc chiến” mới? Nhưng cũng có bao giờ bạn lại tự đặt câu hỏi: “Vì sao tôi lại thất bại như thế?”


Dưới đây là một số lý do “rất vui” mà các nhà tuyển dụng có thể đánh trượt bạn ra khỏi “cuộc chiến” khốc liệt này.

1. Có tuyển tôi không thì bảo?


Có một công ty tuyển dụng với chính sách đãi ngộ rất cao. Các ứng viên đến phỏng vấn rất đông nhưng công ty vẫn chưa thấy ưng ý ứng viên nào. Bỗng nhiên trong đám đông một ứng viên nam hùng hổ tiến đến trước mặt các vị giám khảo tham gia tuyển dụng, đưa một con dao ra trước mặt và nói: “Nếu các ông các bà không tuyển dụng tôi thì tôi sẽ cứa tay luôn. Có tuyển tôi không thì bảo?". Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn có tuyển những nhân viên “ưa hành động” như thế này không?


2. “Chùa nhỏ không chứa nổi Phật lớn”


Có hai người bạn cùng đi xin việc tại một công ty, nhưng kết cục cả hai đều thất bại. Người bạn thứ nhất hỏi chuyện người bạn thứ hai:


- Thế nhà tuyển dụng nói gì với anh?


- Sau khi tôi trình bày về sở trường của mình, họ rất hoan nghênh và bảo với tôi là tuy có rất nhiều sở trường nhưng không có cái nào áp dụng được trong công việc cả.Thế còn anh? Kết cục không đáng buồn như tôi chứ?


- Cũng giống nhau cả thôi. Sau khi nghe trình bày về kế hoạch vĩ mô của tôi nếu trở thành nhân viên của công ty thì họ nói rằng: “Ý kiến của anh rất hay, nhưng chúng tôi chỉ là công ty nhỏ, sợ rằng: Chùa nhỏ không chứa nổi Phật lớn”.


3. Đó là lựa chọn sáng suốt nhất của cả hai bên


Trong một cuộc phỏng vấn ứng viên tại một công ty thương mại khá uy tín, sau khi nghe ứng viên A trình bày đôi nét về bản thân và kế hoạch cho tương lai nếu được nhận vào công ty, vị giám đốc đã lắc đầu tỏ ý không hài lòng. Câu hỏi cuối cung được ông đưa ra là: “Nếu chúng tôi giao cả công ty vào tay bạn thì chúng tôi có thể yên tâm được hay không?”. Ứng viên không cần suy nghĩ mà trả lời luôn: “Không có gì là không yên tâm cả, vì đó là lựa chọn sáng suốt nhất của cả hai bên.” Đương nhiên thất bại đã không “vuột khỏi tầm tay” của ứng viên này.


4. Sợ không giữ nổi


Tôi có một người bạn gái học rất thân thiết, từ hồi học phổ thông cho tới khi lên đại học cô ấy luôn là một gương mặt xuất sắc trong học tập. Khi ra trường với tấm bằng đỏ trên tay, tưởng chừng một công việc ổn định, lương cao không phải là một việc quá khó khăn, nhưng ngay tại công ty đầu tiên, cô đã bị từ chối.


Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên không hiểu sao một người xuất sắc như cô lại bị trượt sau cuộc phỏng vấn đó. Đến khi cô trực tiếp đem thắc mắc của mình hỏi công ty thì câu trả lời nhận được là: “Bởi vì cô quá xuất sắc, chúng tôi sợ sẽ không giữ nổi cô trụ lại công ty. Do đó, tốt nhất là không nên tuyển để đỡ mất thời gian đào tạo...”


5. Ông chủ


Có một nhân viên tham dự một cuộc phỏng vấn tại một công ty lớn. Trông anh rất căng thẳng khi trực tiếp đối diện với các nhà tuyển dụng nên câu hỏi duy nhất được đặt ra: “Anh hãy kể một câu chuyện cười”. Nghĩ mãi mới nhớ ra được một câu chuyện, anh ta hào hứng kế: “Một nhà sưu tập vẹt đi vào trong một nơi chuyên bán chim cảnh để tìm mua những con vẹt ưng ý. Người bán hàng giới thiệu cho anh ta rất nhiều các loại vẹt khác nhau đến từ khắp nơi trên thế giới, cuối cùng anh ta cũng chọn được 3 con ưng ý nhất, một con màu xanh, một con màu vàng và một con màu đỏ. Chủ hàng giới thiệu:


- Con màu xanh biết nói 4 thứ tiếng, tôi bán 100 đồng tiền vàng, con màu vàng biết nói 6 thứ tiếng , tôi bán 300 đồng tiền vàng, còn con màu đỏ chả biết nói thứ tiếng nào, tôi bán 500 đồng tiền vàng.


Người sưu tầm vẹt cảm thấy rất lạ lùng bèn hỏi:


- Con màu đỏ không biết nói thứ tiếng nào thì sao giá của nó lại đắt như vậy, ông có nhầm không đấy?


Chủ hàng thanh minh:


- Tôi cũng không biết được, thấy mấy con còn lại đều gọi nó là “ông chủ” nên giá phải tăng lên thôi.”


Sau khi kể xong câu chuyện, mặt anh chàng này tái nhợt lại, và anh ta đã biết ngay kết quả sau khi câu chuyện kết thúc.


Hải Hiền
(theo Xinhuanet.com)

BĐS lại có nguy cơ “đóng băng”

Những chuyên gia và nhà đầu tư BĐS gần đây lo ngại thị trường BĐS cuối năm tại VN có nguy cơ bị đóng băng vì các chính sách mới của Chính Phủ. Bên cạnh những quy định mới theo ý kiến của những người làm luật là sẽ góp phần làm minh bạch và lành mạnh thị trường BĐS nhưng thực tế, chưa bao giờ thị trường nhà đất lại chịu nhiều chính sách tác động đan xen theo chiều hướng xấu như hiện nay.




















Khóa “van” tín dụng, BĐS gặp khó khăn về vốn









Theo thống kê sơ bộ, có ít nhất 3 chính sách liên quan đến tài chính, thuế sử dụng đất và hoạt động kinh doanh đang làm cho các ngân hàng, chủ đầu tư và khách hàng dè dặt đầu tư vào thị trường này.



Gặp khó khăn về vốn…



Các chuyên gia và các nhà đầu tư BĐS cho rằng thông tư số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành (ngày 20-5-2010) quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng đang gây trở ngại lớn về nguồn vốn cho thị trường BĐS cuối năm.



Thông tư 13 quy định sẽ tăng hệ số rủi ro từ 100% lên 250% đối với các khoản vay kinh doanh BĐS, đồng thời tăng hệ số an toàn vốn của các ngân hàng lên 9%.



Như vậy, với quy định mới này việc vay vốn mua nhà đất sẽ khó khăn hơn vì các ngân hàng sẽ phải thu hẹp tín dụng trong lĩnh vực này để bảo đảm an toàn vốn. Trong khi mua bán BĐS lâu nay chủ yếu sử dụng khá nhiều từ vốn vay ngân hàng thì nay nguồn cung này đang bị thu hẹp, những tác động xấu đến thị trường và nguy cơ “đóng băng” BĐS là điều khó tránh khỏi.



Theo các chuyên gia, quy định tăng tăng hệ số rủi ro của TT 13 đối với lĩnh vực BĐS có thể sẽ giúp hệ thống ngân hàng bảo đảm được mức độ an toàn vốn và ổn định vững chắc trước những biến động xấu của nền kinh tế vĩ mô, song về ngắn hạn, thị trường chắc chắn sẽ chứng kiến một số công ty kinh doanh nhà đất trong nước phá sản và buộc phải bán lại dự án. Khách hàng có nhu cầu mua nhà để ở cũng sẽ gặp không ít khó khăn vì thiếu sự hỗ trợ tài chính cần thiết cho khoản vay còn lại...



Bất cập cách tính tiền sử dụng đất…



Điều 11 trong NĐ 69/CP bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đang gây ra những bất cập cho những nhà đầu tư BĐS.



Điều 11 NĐ69 quy định các doanh nghiệp bất động sản phải đóng tiền sử dụng đất căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế theo giá thị trường. Điều này hoàn toàn khác so với cách tính trước đây và gây khó khăn do mức tổng số tiền phải đóng cao và doanh nghiệp không còn tính chủ động. Thời gian trước, các doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất dựa theo bảng giá đất hằng năm do UBND TP ban hành (chỉ bằng 20% - 30% giá thị trường) và tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất.



Nhiều chuyên gia dự báo nếu áp dụng Nghị định này sẽ dễ dẫn đến tình trạng đóng băng toàn thị trường do khó có doanh nghiệp nào dám đầu tư dự án mới khi chưa tính được đầu vào và đầu ra. Với cách tính hiện tại mọi việc đều thụ động, không thể biết được giá cả thị trường vài năm sau chuyển biến thế nào thì không ai dũng cảm đầu tư khi chẳng thể chắc chắn mức thuế mình phải đóng cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm.



“Lướt sóng” bị hạn chế



Nhiều ý kiến cho rằng việc không cho phép uỷ quyền định đoạt đối với các sản phẩm nhà ở trong hợp đồng uỷ quyền nhằm tránh rủi ro cho phía người mua tại điều 63 của Nghị định 71 đã vô tình tạo một nút thắt về pháp lý cho những nhà đầu tư thích chơi “lướt sóng” bất động sản.



Theo chị Nguyễn Thu Nga – Giám đốc văn phòng nhà đất trên đường Trần Đăng Ninh (HN): Việc không cho uỷ quyền định đoạt sẽ gây khó cho các nhà đầu tư "lướt sóng" và chắc chắn nhiều người bị "mắc cạn" do không trường vốn. Bởi lâu nay, những người mua bán bất động sản vẫn thích sở hữu các loại giấy tờ pháp lý có dấu đỏ. Bây giờ, nếu chỉ có giấy mua bán viết tay thì tính pháp lý không cao.



Một điều rõ ràng từ trước nay người ta vẫn thấy đó là: Luật đất đai và nhà ở quy định phải được cấp giấy chứng nhận rồi mới được quyền mua bán nhà. Do vậy, khi mà nhà chưa có đầy đủ giấy tờ mà vẫn mua bán với nhau bằng giấy tờ viết tay thì dẫn đến nhiều rủi ro cho bên mua bởi vì khi có tranh chấp xảy ra sẽ không được pháp luật bảo vệ. Trước đây khi chưa có nghị định 71 người dân thường sử dụng hợp đồng uỷ quyền để căn cứ vào đó thay mặt người chủ nhà để đi liên hệ hoặc thay quyền chủ nhà định đoạt tài sản đó. Sau khi nghị định có hiệu lực thì việc mua bán này không được làm nữa và việc mua bán rõ ràng sẽ trở nên rất rủi ro.



Rõ ràng, các cơ quan quản lý cần có những điều chỉnh hợp lý hơn để “trên thông dưới thoáng”, thúc đẩy thị trường nhà đất trở lại “guồng” một cách hợp lý hơn, bền vững hơn.





Châu Bội

Từ sự kiện Ngô Bảo Châu nghĩ về “Giáo dục toàn diện”

Chương trình giáo dục “Toàn diện” ở nước ta kỳ vọng sẽ tạo ra những con người toàn diện nhưng khó có thể tạo ra được những nhân tài theo kiểu “Toàn diện” nhồi nhét như hiện nay.

Học sinh đang mong chờ những cải cách hợp lý trong chương trình giáo dục hiện nay.
Ngày19/8, ở Ấn Độ, GS Ngô Bảo Châu nhận giải Fields, đó cũng là ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám của nước ta. Thật ngây thơ và khiên cưỡng khi nói rằng, GS Ngô Bảo Châu là con người của Cách mạng Tháng Tám, song người Việt Nam có niềm tự hào chính đáng khi liên tưởng hai sự kiện. Liên tưởng để tìm kiếm niềm tin trong các sự kiện rời rạc mà biết đâu có mối liên hệ sâu xa và đặc biệt hơn, suy nghĩ về những vấn đề của cuộc sống hiện tại, tương lai.

Như vấn đề giáo dục. Không cần bàn cãi nữa, GS Ngô Bảo Châu là con người của nước Việt Nam độc lập, thống nhất, nhưng giải thưởng Fields là thành tựu của nước Pháp với trường đại học có những người thầy đã tạo ra môi trường nghiên cứu cho GS Ngô Bảo Châu phát huy được tài năng kiệt xuất.

GS Ngô Bảo Châu có làm thơ, viết văn, nhưng chắc chắn ông cũng chỉ là một nhà toán học kiệt xuất và thế cũng là quá đủ. Vậy hàng triệu học sinh, sinh viên bình thường ở nước ta đang được giáo dục để thành con người toàn diện phải được hiểu như thế nào? Xin hãy xem chương trình dạy học trong nhà trường hiện nay.

Ngoài các môn văn hóa, có thêm môn mỹ thuật, âm nhạc, Quốc phòng, Luật Giao thông, Phòng chống tệ nạn xã hội, Phòng chống tham nhũng, Công ước Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc, môn võ có tên Vovinam. Ngày 17-8-2010, nhiều doanh nghiệp kiến nghị với Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đưa cuộc vận động này vào trường học “nhằm xây dựng ý thức tự tôn dân tộc”. Mới đây, một số người thích môn cờ vua lại kiến nghị, đưa môn này vào trường học để “rèn luyện trí thông minh”.

Hóa ra những cặp sách đang đè nặng lưng con trẻ từ tuổi ấu thơ nhưng với khá nhiều người vẫn là nhẹ hoặc họ cố tình nhắm mắt làm ngơ trước sức nặng kinh khủng. Chưa bàn tới quỹ thời gian trong nhà trường có hạn, nếu cho có đủ thời gian thì người lớn cũng không học được kiến thức bách khoa như thế, làm sao bắt con trẻ? Phải chăng cái nguyên lý giáo dục toàn diện là kỳ vọng của người lớn, bậc cha anh không đạt được nên mong muốn con em? Hay sự “Toàn diện” ở đây chỉ là sự nhồi nhét những thứ mà người lớn muốn đổ lên đầu con trẻ?

Vậy thì những câu hay ho như lấy học trò làm trung tâm, tất cả vì học sinh thân yêu, chỉ là đầu môi chót lưỡi? Đương nhiên, trẻ con muôn đời cứ là trẻ con, người lớn có việc của người lớn và trẻ con có việc của trẻ con, không thế hệ nào gánh vác được trách nhiệm của nhau, càng không thể biến thành kỳ vọng của nhau. Và kỳ vọng của người lớn dù tốt đẹp nhưng thái quá còn dẫn tới hậu quả lệch lạc, làm hại con trẻ.

Nghĩ về giáo dục những ngày này lại không thể không quan tâm tới thông tin về Alexandria Huynh, một sinh viên gốc Việt 17 tuổi, vừa tốt nghiệp trường Đại học Cal State L.A. và được trường đại học Harvard nhận vào học chương trình Tiến sĩ y khoa với học bổng toàn phần. Alexandria Huynh vào đại học lúc 13 tuổi, qua chương trình dành cho các sinh viên vào đại học trước tuổi (University’s Early Entrance Program), ra trường năm nay với bằng cử nhân sinh học hạng ưu và đang là người có bằng cử nhân trẻ nhất của trường Đại học Cal State L.A.

Nhìn lại chương trình giáo dục “Toàn diện” ở nước ta, dù có nhiều kỳ vọng lớn lao nhưng khó có thể tạo ra được những nhân tài tương tự GS Ngô Bảo Châu, hay Alexandria Huynh. Giáo dục cần tạo ra những con người toàn diện, nhưng không phải là kiểu “Toàn diện” nhồi nhét thô thiển!

Sáu Nghệ

Sức mạnh của sự tín nhiệm

Có một chàng trai trẻ, sau khi tốt nghiệp khó khăn lắm mới tìm được một công việc kinh doanh phù hợp với ngành học của mình. Anh ta làm việc một cách chăm chỉ, cần mẫn nhưng sau nửa năm kết quả công việc không có chút khởi sắc nào, thất bại liên tiếp thất bại.


Trong khi đó đồng nghiệp của anh đều hoàn thành tốt công việc và được biểu dương trước toàn công ty. Chàng trai trẻ quá thất vọng với năng lực của mình, sau nhiều đêm suy nghĩ, anh đã đi đến quyết định xin nghỉ việc. Buổi sáng hôm đó, chàng trai bước vào phòng giám đốc, sau khi báo cáo kết quả công việc, anh xấu hổ nói với giám đốc của mình rằng: “Thưa ngài, tôi nghĩ tôi không phù hợp với công việc này, xin phép ngài cho tôi nghỉ việc”.

Sau khi nghe lời trình bày của chàng trai trẻ, vị giám đốc từ tốn nói: “Cậu cứ về phòng làm việc bình thường đi. Tôi sẽ cho cậu thời gian để thay đổi cách suy nghĩ và tác phong làm việc. Đến khi nào mà cậu cảm thấy bản thân mình thu được thành công thì lên gặp tôi. Đến lúc đó mà cậu vẫn muốn ra đi thì tôi cũng không giữ cậu nữa”.


Sự khoan dung của vị giám đốc khiến chàng trai cảm động, anh nghĩ: “Giám đốc đã cho mình một cơ hội thì lẽ nào mình lại từ chối. Phải làm được một việc gì đó cho công ty thì mới nên ra đi”. Sau lần gặp gỡ đó, chàng trai làm việc dường như hăng say hơn, trước khi làm bất kỳ công việc gì anh đều suy nghĩ và cân nhắc kỹ trước khi bắt tay vào làm.


Một năm sau, chàng trai trẻ lại bước chân vào phòng giám đốc. Trái với thái độ chán nản, buông xuôi của lần gặp trước, lần này trông anh rất hào hứng và vui vẻ khi nói chuyện với cấp trên của mình. Trong 7 tháng liên tiếp, anh đã luôn đứng ở vị trí quán quân về doanh số kinh doanh và trở thành nhân viên cốt cán của công ty. Lúc này, chàng trai trẻ mới nghĩ: “Hoá ra công việc này cũng phù hợp với mình đó chứ, nhưng tại sao lúc đầu khi xin nghỉ việc, giám đốc lại từ chối và giữ lại một người tướng bại trận như mình nhỉ?”.


Đem thắc mắc hỏi lại giám đốc, câu trả lời mà chàng trai nhận được lại nằm ngoài mọi dự đoán của anh: “Bởi vì tôi không can tâm bằng cậu”.


Vị giám đốc nói tiếp: “ Còn nhớ khi công ty tuyển nhân viên, tôi đã nhận được hơn 100 hồ sơ xin việc, tiến hành phỏng vấn hơn 20 ứng viên và cuối cùng mới chọn ra được một người- chính là cậu. Nếu như 1 năm trước tôi tiếp nhận đơn xin thôi việc của cậu thì chính tôi mới là người thất bại. Tôi vẫn luôn tin rằng, một khi cậu đã nhận được sự tin tưởng của tôi thì chắc chắn cậu sẽ có đủ năng lực để hoàn thành tốt mọi việc, thứ cậu thiếu chỉ là cơ hội và thời gian. Nói như thế có nghĩa là tôi có lòng tin vào cậu thì cũng là có lòng tin vào chính bản thân tôi. Tôi không muốn tin là mình trọng dụng nhầm người”.


Chàng trai đó chính là tôi đây. Sau khi từ phòng giám đốc trở về tôi mới hiểu rằng: “ Cho người khác sự khoan dung và niềm tin thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều”.

(theo Zhiye.com)