Tài nguyên chính của doanh nghiệp: Tiền. Phân hệ này giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về các họat động của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính, lập ngân sách. Trên cơ sở các thông tin về tình hình thực hiện ngân sách, thông tin về nguồn tài chính (số dư, công nợ,..), có các quyết định chính xác, kịp thời. Đây là phân hệ cốt lõi của hệ thống quản lý Rinpoche
CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN
Xây dựng ngân sách
* Tạo các điều khoản thu chi.
* Xác định ngân sách tối thiểu, tối đa và kế hoạch cho mỗi thời kỳ tương ứng với các điều khoản thu chi.
* Phân bổ ngân sách các khoản thu chi theo thời kỳ, theo phòng ban.
Quản lý dự án
* Lập dự án.
* Lập kế hoạch thu chi cho dự án, định kỳ thu chi.
* Phân bổ các khoản thu chi của dự án vào ngân sách.
* Duyệt kế hoạch thu chi của dự án.
* Thực hiện thu chi cho dự án theo kế hoạch.
Theo dõi việc thực hiện ngân sách
* Thực hiện phân bổ các khoản thu chi để tính toán và cập nhật thông tin thực về tình hình thực hiện ngân sách.
* Điều chỉnh kế hoạch ngân sách khi cần.
* Kiểm tra và phân tích việc thực hiện ngân sách.
* So sánh giữa các điều khoản thu (chi) trong cùng một kỳ ngân sách.
* So sánh việc thực hiện ngân sách với kế hoạch lập ra trong cùng một kỳ ngân sách.
* So sánh một điều khoản giữa các kỳ khác nhau.
* Tính lại số thực tế của các điều khoản.
* Tính toán các tỷ số tài chính.
* Đánh giá ngân sách theo điều khoản, kế hoạch và thời kỳ.
* Phân tích trên các tỷ số tài chính.
* So sánh số các khoản thu chi ngân sách theo thời kỳ và hiện lên biểu đồ.
Quản lý hoạt động thu chi
Hoạt động thu chi sẽ được quản lý chặt chẽ dưới hình thức thu chi theo yêu cầu, quá trình này bao gồm:
* Lập các phiếu yêu cầu thu chi. Cho phép tạm ngưng, hủy bỏ, phục hồi, xóa và điều chỉnh yêu cầu thu chi.
* Duyệt yêu cầu thu chi.
* Phân bổ các khoản thu chi vào điều khoản trong hệ thống điều khoản của kế hoạch ngân sách.
* Thực hiện yêu cầu thu chi bao gồm thực hiện yêu cầu thu chi thông thường và yêu cầu thu chi của dự án.
* Xem phiếu yêu cầu thu chi đã duyệt theo kỳ hoặc từ ngày đến ngày.
* Xem các phiếu yêu cầu thu chi đã thực hiện theo kỳ hoặc từ ngày đến ngày.
* Xem lịch thu chi.
Trong các trường hợp đặc biệt hoạt động thu chi được tiến hành tức thời không qua xét duyệt. Hình thức thu chi này được thực hiện đơn giản hơn:
* Lập phiếu thu chi tức thời.
* Định khoản vào điều khoản ngân sách.
Quản lý các tài nguyên
* Xem và cập nhật tình hình số dư các tài nguyên: tiền mặt, tiền ngân hàng, hàng hóa, tài sản, chứng khoán,…
* Kiểm tra số dư khi sử dụng các nguồn tài chính.
* Chuyển đổi giữa các nguồn tài nguyên.
* Đánh giá số dư của các nguồn tài chính qua các khoảng thời gian.
* Đánh giá mức độ lưu trữ các loại nguồn tài chính tối ưu.
* Thiết lập cảnh báo.
* Hiện biểu đồ biến động của các số dư các nguồn tài nguyên theo thời gian.
Theo dõi tạm ứng
* Lập phiếu yêu cầu tạm ứng và thu hồi.
* Duyệt tạm ứng.
* Thực hiện thu chi tạm ứng.
* Xem số dư tạm ứng của nhân viên.
* Cập nhật lại số dư của nhân viên đối với doanh nghiệp.
* Thiết lập nhắc nhở.
* Theo dõi số dư công nợ của nhân viên đối với công ty.
Theo dõi công nợ khách hàng
* Ghi nhận và theo dõi thông tin khách hàng.
* Tìm kiếm khách hàng từ danh mục.
Thông tin công nợ
* Công nợ phải trả và công nợ phải thu được thiết lập khi tạo yêu cầu thu hoặc chi liên quan đến khách hàng.
* Xem công nợ và các phiếu thu/chi quá hạn liên quan đến một khách hàng.
* Điều chỉnh số dư công nợ khách hàng.
* Thiết lập chế độ nhắc nhở (nợ) đối với khách hàng.
* Biểu đồ so sánh nợ có của khách hàng theo thời gian.
* So sánh tổng nợ và có giữa các khách hàng.
* Khả năng thanh toán của khách hàng qua các thời kỳ.
Lập báo cáo tài chính
* Lập báo cáo thu chi.
* Xem các thông số về khả năng thanh toán.
* Phân tích chỉ số tài chính (cho người dùng tạo chỉ số từ các điều khoản).
* Phân tích hàm số (cho người dùng tạo hàm số từ các chỉ số).
* Phân tích ngân sách.
* Phân tích tổng quát.
* Và hơn 60 báo cáo liên quan chi tiết đến các chức năng.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment