Tuesday, June 8, 2010

Your Micorsoft Dynamics AX session is no longer valid. Log off your computer and log on again. if the problem persists, contact your Microsoft Dynamic

Error when users click Icon destop Dynamics AX 2009

Errors show:

Your Micorsoft Dynamics AX session is no longer valid. Log off your computer and log on again. if the problem persists, contact your Microsoft Dynamics Ax Administrator.

Solution:

1. Check Window server 2004/2008 it’s has sp1 or sp2 yet or not yet. ( if not have we must download and install : URL http://support.microsoft.com/kb/913184

2. Check services of Server with status Started, if not you must start and reboot server again.

Remote Procedure Call (RPC)

Remote Procedure Call (RPC) Locator

3. Check at server :

C:\Documents and Settings\All Users\Application Data with file *.auc hiden file.

4. Check client

The location of the file depends on your operating system. Under Windows XP the file will be located under your Local Settings\Application Data folder. Usually, this is as follows:

C:\Documents and Settings\%USERNAME%\Local Settings\Application Data

Under Windows 7 and Windows Vista the file will be located under:

%USERPROFILE%\AppData\Local

where %USERPROFILE% is the Windows user profile location.

As the cache file is marked as 'Hidden' you should enable showing of hidden files in Windows if you wish to find the file.

Friday, June 4, 2010

Microsoft phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam

(Dân trí) - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Microsoft, ông Steve Ballmer đã đến Việt Nam xúc tiền hàng loạt hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam.

Hôm qua (24/5), Microsoft Việt Nam và FPT đã kí kết Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy việc phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam. Trọng tâm của hợp tác của thoả thuận phát triển nền tảng điện toán đám mây sử dụng công nghệ của Microsoft.

Ông Steve Ballmer, Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn Microsoft, nhận định: “Sự kiện hôm nay là bước đi đầu tiên trong nỗ lực đưa điện toán đám mây đến Việt Nam, một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển liên tục của ngành CNTT quốc gia”.

Lễ ký kết thúc đẩy quá trình phát triển điện toán đám mây giữa Microsoft Việt Nam và FPT. (ảnh H.Mai)
Ông Ballmer cho biết thêm, 70% trong số 40 ngàn người sáng tạo phần mềm tại Microsoft hiện đang tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ đám mây. Ước tính đến năm 2011 con số này sẽ tiến tới 90%.
Theo thoả thuận này, Microsoft Vietnam và FPT sẽ cùng hợp tác, nghiên cứu về các cơ hội của điện toán đám mây tại Việt Nam và triển khai các mô hình thương mại thử nghiệm.
Cũng trong ngày, ông Ballmer đã có buổi giao lưu với gần 1.000 sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội về tương lai của CNTT và điện toán đám mây. Tại đây ông Ballmer khẳng định, với hơn 50% dân số dưới tuổi 35 và tỷ lệ dân số biết chữ trên 94%, Việt Nam có tiềm năng rất lớn phát triển các kỹ năng công nghệ mang tầm thế giới.
Ông Steve Ballmer đánh giá cao tiềm năng phát triển CNTT của Việt Nam. (Ảnh: H.Mai)
Ông này cũng đề cập tầm nhìn của Microsoft về một tương lai với đám mây là trung tâm, một tương lai mà năng lực của trung tâm dữ liệu với quy mô của Internet và sức mạnh của các thiết bị như máy tính, điện thoại di dộng và TV được kết hợp cùng nhau để chuyển đổi cách thức con người kết nối với nhau.
Vì thế, ông Ballmer dự đoán, đám mây sẽ tạo ra cơ hội cho Việt nam, đầu tư vào phần mềm mới sẽ thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới đem lại lợi ích cho người sử dụng, khách hàng và mạng lưới đối tác của Microsoft. Ballmer nhấn mạnh chìa khóa của thành công trong các mô hình kinh doanh mô hình điện toán đám mây này là bảo vệ được tính riêng tư và bảo mật cho người sử dụng.
“Những sinh viên hôm nay chính là các nhà lãnh đạo, chuyên gia CNTT, kỹ sư và giảng viên công nghệ của ngày mai. Các bạn sinh viên rất nhiệt tình, thông minh và năng động. Chính họ là những con người sẽ phát triển công nghệ mới trên nền tảng đám mây và giúp Việt Nam thực hiện được những mục tiêu về CNTT”- ông Ballmer nói.

Đây là những hoạt động nhằm khẳng định cam kết của Microsoft đối với Việt Nam và hỗ trợ Định hướng chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tới năm 2020 - hướng đi của Chính phủ Việt Nam dùng công nghệ để đẩy mạnh tính cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Phạm Thanh

Tuesday, June 1, 2010

Phân hệ Quản lý tài chính (Finance Management) AX 2009

Tài nguyên chính của doanh nghiệp: Tiền. Phân hệ này giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về các họat động của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính, lập ngân sách. Trên cơ sở các thông tin về tình hình thực hiện ngân sách, thông tin về nguồn tài chính (số dư, công nợ,..), có các quyết định chính xác, kịp thời. Đây là phân hệ cốt lõi của hệ thống quản lý Rinpoche

CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN
Xây dựng ngân sách
* Tạo các điều khoản thu chi.
* Xác định ngân sách tối thiểu, tối đa và kế hoạch cho mỗi thời kỳ tương ứng với các điều khoản thu chi.
* Phân bổ ngân sách các khoản thu chi theo thời kỳ, theo phòng ban.

Quản lý dự án
* Lập dự án.
* Lập kế hoạch thu chi cho dự án, định kỳ thu chi.
* Phân bổ các khoản thu chi của dự án vào ngân sách.
* Duyệt kế hoạch thu chi của dự án.
* Thực hiện thu chi cho dự án theo kế hoạch.

Theo dõi việc thực hiện ngân sách
* Thực hiện phân bổ các khoản thu chi để tính toán và cập nhật thông tin thực về tình hình thực hiện ngân sách.
* Điều chỉnh kế hoạch ngân sách khi cần.
* Kiểm tra và phân tích việc thực hiện ngân sách.
* So sánh giữa các điều khoản thu (chi) trong cùng một kỳ ngân sách.
* So sánh việc thực hiện ngân sách với kế hoạch lập ra trong cùng một kỳ ngân sách.
* So sánh một điều khoản giữa các kỳ khác nhau.
* Tính lại số thực tế của các điều khoản.
* Tính toán các tỷ số tài chính.
* Đánh giá ngân sách theo điều khoản, kế hoạch và thời kỳ.
* Phân tích trên các tỷ số tài chính.
* So sánh số các khoản thu chi ngân sách theo thời kỳ và hiện lên biểu đồ.

Quản lý hoạt động thu chi
Hoạt động thu chi sẽ được quản lý chặt chẽ dưới hình thức thu chi theo yêu cầu, quá trình này bao gồm:
* Lập các phiếu yêu cầu thu chi. Cho phép tạm ngưng, hủy bỏ, phục hồi, xóa và điều chỉnh yêu cầu thu chi.
* Duyệt yêu cầu thu chi.
* Phân bổ các khoản thu chi vào điều khoản trong hệ thống điều khoản của kế hoạch ngân sách.
* Thực hiện yêu cầu thu chi bao gồm thực hiện yêu cầu thu chi thông thường và yêu cầu thu chi của dự án.
* Xem phiếu yêu cầu thu chi đã duyệt theo kỳ hoặc từ ngày đến ngày.
* Xem các phiếu yêu cầu thu chi đã thực hiện theo kỳ hoặc từ ngày đến ngày.
* Xem lịch thu chi.

Trong các trường hợp đặc biệt hoạt động thu chi được tiến hành tức thời không qua xét duyệt. Hình thức thu chi này được thực hiện đơn giản hơn:

* Lập phiếu thu chi tức thời.
* Định khoản vào điều khoản ngân sách.

Quản lý các tài nguyên
* Xem và cập nhật tình hình số dư các tài nguyên: tiền mặt, tiền ngân hàng, hàng hóa, tài sản, chứng khoán,…
* Kiểm tra số dư khi sử dụng các nguồn tài chính.
* Chuyển đổi giữa các nguồn tài nguyên.
* Đánh giá số dư của các nguồn tài chính qua các khoảng thời gian.
* Đánh giá mức độ lưu trữ các loại nguồn tài chính tối ưu.
* Thiết lập cảnh báo.
* Hiện biểu đồ biến động của các số dư các nguồn tài nguyên theo thời gian.

Theo dõi tạm ứng
* Lập phiếu yêu cầu tạm ứng và thu hồi.
* Duyệt tạm ứng.
* Thực hiện thu chi tạm ứng.
* Xem số dư tạm ứng của nhân viên.
* Cập nhật lại số dư của nhân viên đối với doanh nghiệp.
* Thiết lập nhắc nhở.
* Theo dõi số dư công nợ của nhân viên đối với công ty.

Theo dõi công nợ khách hàng
* Ghi nhận và theo dõi thông tin khách hàng.
* Tìm kiếm khách hàng từ danh mục.

Thông tin công nợ
* Công nợ phải trả và công nợ phải thu được thiết lập khi tạo yêu cầu thu hoặc chi liên quan đến khách hàng.
* Xem công nợ và các phiếu thu/chi quá hạn liên quan đến một khách hàng.
* Điều chỉnh số dư công nợ khách hàng.
* Thiết lập chế độ nhắc nhở (nợ) đối với khách hàng.
* Biểu đồ so sánh nợ có của khách hàng theo thời gian.
* So sánh tổng nợ và có giữa các khách hàng.
* Khả năng thanh toán của khách hàng qua các thời kỳ.

Lập báo cáo tài chính
* Lập báo cáo thu chi.
* Xem các thông số về khả năng thanh toán.
* Phân tích chỉ số tài chính (cho người dùng tạo chỉ số từ các điều khoản).
* Phân tích hàm số (cho người dùng tạo hàm số từ các chỉ số).
* Phân tích ngân sách.
* Phân tích tổng quát.
* Và hơn 60 báo cáo liên quan chi tiết đến các chức năng.

Phân hệ: Quản lý kho hàng - Dynamics AX 2009

Một phân hệ hoàn chỉnh, cung cấp đầy đủ các thông tin về hàng hóa, nguyên vật liệu, sản phẩm trên toàn bộ hệ thống kho của công ty. Doanh nghiệp có bao nhiêu kho tùy ý, nhưng sẽ không có gì bị bỏ quên. Phân hệ này là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhiệm vụ nhập, xuất, di chuyển nội bộ, kiểm kê và thực hiện các chức năng nghiệp vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp.

CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN

Mô tả hệ thống kho theo nhiều thông số, nhiều cấp độ
Cho phép mô tả hệ thống kho của doanh nghiệp theo nhiều cấp độ, mỗi kho có thể phân chia không giới hạn thành các đơn vị lưu trữ có cấp nhỏ hơn như ngăn, dãy, ô,… tùy thuộc nhu cầu quản lý kho của doanh nghiệp.

Các đơn vị lưu trữ khi được thiết lập, ngoài thông tin chung (tên và mã) còn có các thông số mô tả khác như:
* Thông tin về vị trí (loại vị trí, tọa độ).
* Thông tin về thể tích lưu trữ.
* Thông tin chi tiết về tải trọng và đặc điểm mô tả.
* Quy định mức lưu trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại hàng hóa.
* Thông số kỹ thuật kho để đảm bảo yêu cầu bảo quản hàng hóa.

Quản lý danh mục hàng hóa
Ghi nhận và lưu trữ chi tiết các thông tin liên quan đến mô tả hàng hóa:
* Đơn vị tính.
* Tiêu chuẩn chuẩn chất lượng.
* Nhãn hiệu.
* Nhà sản xuất.
* Xuất xứ hàng hóa.
* Loại hàng hóa.
* Quy cách đóng gói.
* Đặc tính kỹ thuật.

Tính năng.
* Hỗ trợ tìm kiếm nhanh.

Thực hiện nghiệp vụ nhập xuất kho thông thường, theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu
Hoạt động xuất nhập kho được tổ chức theo 3 hình thức:
* Xuất nhập kho thông thường: phát sinh phiếu xuất nhập kho khi có nhu cầu lưu trữ và sử dụng hàng hóa.
* Xuất nhập kho theo kế hoạch: thực hiện xuất nhập kho theo kế hoạch do bộ phận quản lý kho thiết lập trước.
* Xuất nhập kho theo yêu cầu: xuất nhập kho theo yêu cầu từ các bộ phận khác như: sản xuất, cung ứng,…

Các chức năng hỗ trợ nghiệp vụ xuất nhập kho
* Phát sinh phiếu xuất nhập kho theo các hình thức khác nhau.
* Thiết kế phiếu mẫu hỗ trợ nhập liệu nhanh chóng.
* Thực hiện in ấn và thiết kế phiếu.
* Số phiếu phát sinh tự động theo định dạng do người dùng thiết lập, cho phép lặp lại số phiếu sau một khoảng thời gian quy định.
* Cho phép thực hiện phân bổ hàng nhập vào các ngăn sau khi lập phiếu nhập kho.
* Hiển thị tồn kho hàng hóa khi phân bổ hàng xuất.
* Theo dõi hàng hóa xuất nhập theo từng lô hàng, đơn hàng.

Tự động xác định hàng tồn kho và đơn giá xuất kho theo các phương pháp
Tồn kho hàng hóa sẽ tự động phát sinh tức thời theo các nghiệp vụ xuất nhập kho. Phân hệ thiết lập và cho phép người dùng lựa chọn các phương pháp xác định tồn kho:
* Nhập trước xuất trước (FIFO).
* Nhập sau xuất trước (LIFO).
* Bình quân đầu kỳ.
* Bình quân tức thời.

Người dùng có thể lựa chọn quy tắc tồn kho:
* Cho phép tồn kho âm.
* Hay không cho phép tồn kho âm: trong trường hợp này phân hệ sẽ cảnh báo khi xuất kho quá mức tồn kho hiện tại.

Đơn giá xuất kho tự động phát sinh theo các phương pháp và cách phân bổ hàng xuất kho.
Thể hiện thông tin tồn kho tức thời:
* Theo hệ thống kho: tồn kho của từng loại hàng hóa sẽ hiển thị theo từng đơn vị lưu trữ (ngăn), lượng tồn kho của các ngăn cấp thấp sẽ được tổng hợp thành mức tồn kho của ngăn có cấp cao hơn.
* Theo đơn đặt hàng: thể hiện mức tồn kho của các hàng hóa được dành riêng để thực hiện các đơn hàng, lô hàng xác định.
* Thực hiện tổng kết kỳ để ghi nhận và lưu trữ thông tin tồn kho tại các thời điểm cuối kỳ (tháng, quý, năm).

Báo động hàng tồn kho
* Báo động hàng tồn kho vượt quá giới hạn mức lưu trữ quy định.
* Báo động hàng tồn kho sắp hết hạn sử dụng
* Thiết lập khoảng thời gian cảnh báo trước khi hết hạn.
* Danh sách hàng hóa sắp hết hạn sử dụng.
* Theo dõi hàng quá hạn sử dụng.

Lên kế hoạch và ghi nhận thông tin về các dịch vụ bảo quản kho:
* Lập kế hoạch sử dụng dịch vụ bảo quản kho.
* Phát sinh phiếu sử dụng dịch vụ.
* Danh sách các dịch vụ đã thực hiện.

Lên kế hoạch và ghi nhận thông tin kiểm kê kho
Phát sinh và ghi nhận thông tin về các đợt kiểm kê hàng hóa.

Lập phiếu theo dõi hoạt động kiểm kê gồm:
* Danh sách hàng hóa kiểm kê với số lượng tồn kho tính toán, cho phép ghi nhận thông tin số lượng hàng theo kiểm kê, tính toán chênh lệch kiểm kê, ghi nhận biện pháp xử lý chênh lệch.
* Danh sách nhân viên tham gia kiểm kê.

Hệ thống báo cáo phân tích tình hình tồn kho hàng hóa
Hệ thống báo cáo được hiển thị theo dạng bảng và đồ thị, thuận tiện cho việc phân tích.
* Sổ chi tiết hàng hóa.
* Các báo cáo cân đối hàng hóa theo số lượng, theo giá trị.
* Các báo cáo tổng hợp vật tư xuất nhập.
* Các loại bảng kê phiếu xuất nhập kho.
* Các báo cáo về tình hình sử dụng kho.

Phân hệ: Quản lý bán hàng - Dynamics AX 2009

ới phân hệ Quản lý Bán hàng, toàn bộ quá trình quan trọng và thú vị nhất của doanh nghiệp sẽ nằm dưới sự quản lý hiệu quả của nhà lãnh đạo. Đồng thời, phân hệ cũng giúp bộ phận Marketing, bán hàng thực hiện được tốt nhất nhiệm vụ của mình. Theo dõi các hợp đồng và các thông tin liên quan như giao hàng, thanh toán công nợ; tự động hóa rất nhiều các nghiệp vụ bán hàng.

CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN

Theo dõi và ghi nhận thông tin quá trình thực hiện đơn hàng
Quản lý đơn hàng theo loại giao dịch bán hàng do người sử dụng phân hệ quy định. Ví dụ: đơn hàng bán lẻ, đơn hàng bán cho đại lý, hợp đồng sản xuất, hợp đồng gia công…

Theo dõi quá trình của đơn hàng dựa trên các hoạt động nghiệp vụ:
* Thiết lập đơn hàng.
* Thiết lập điều khoản giao hàng chi tiết theo mặt hàng, số lượng, thời gian, địa điểm.
* Phát sinh lịch giao nhận hàng theo các điều khoản giao hàng.
* Theo dõi quá trình giao hàng: lập phiếu giao hàng, ghi nhận số lượng hàng giao theo từng đợt giao hàng, cho phép thực hiện theo dõi hàng gửi bán…
* Xuất hóa đơn, ghi các khoản phải thu, ghi công nợ khách hàng theo điều khoản thanh toán sau khi đã thực hiện giao hàng. Một đơn hàng có thể thực hiện giao hàng nhiều lần và xuất nhiều hóa đơn trong một lần giao hàng (tự động tính thuế GTGT khi xác định thuế suất).
* Theo dõi thông tin hoạt động xuất nhập khẩu: hạn ngạch xuất nhập khẩu, các biên bản liên quan.
* Tính toán và phân bổ các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng.
* Ghi nhận và xử lý hàng trả lại.

Thông tin hỗ trợ hoạt động bán hàng

* Ghi nhận và lưu trữ các thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của công ty như thay đổi giá, các chức năng, đặc điểm sản phẩm.
* Công cụ tra cứu, phân loại, lọc mọi thông tin cần thiết cho công việc hàng ngày về sản phẩm, giá cả, đối tác.
* Công cụ hỗ trợ tính toán chuyển đổi theo tỷ giá, các loại tiền tệ.
* Gửi thư điện tử đồng thời đến nhiều khách hàng một lúc ngay từ phân hệ.
* Theo dõi quá trình biến đổi của thị trường.
* Thống kê các hợp đồng theo các mức thực hiện, từ đang tiếp cận cho đến đã thanh lý.
* Liên kết các văn bản giấy tờ có liên quan đến một thỏa thuận hợp đồng.

Quản lý thông tin quan hệ khách hàng
* Theo dõi thông tin khách hàng: họ tên, địa chỉ, điện thoại, người đại diện,… Lưu trữ cây phân cấp khách hàng theo khu vực bán hàng, nhóm khách hàng. Cho phép thống kê khách hàng theo các khía cạnh khác nhau.
* Quản lý công nợ khách hàng: dựa trên các khoản phải thu / trả khách hàng từ các điều khoản thanh toán sẽ tính tự động công nợ khách hàng.
* Ghi nhận thông tin phản hồi, thông tin khiếu nại của khách hàng và các biện pháp xử lý khắc phục.

Lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh trong phân hệ quản lý bán hàng bao gồm các phần chính:

* Kế hoạch bán hàng: ghi nhận thông tin quy định về doanh thu theo khu vực, theo chu kỳ thời gian và theo mặt hàng.
* Kế hoạch tiếp thị: quy định chiến lược tiếp thị và chi phí tiếp thị trên từng mặt hàng, cho phép đăng ký chỉ tiêu bán hàng cho nhân viên bán hàng và khách hàng, quy định mức hoa hồng bán hàng và các khoản thưởng.
* Kế hoạch phân bổ chi phí (dựa trên ngân sách được cấp cho bộ phận bán hàng).
* Cập nhật thông tin thực hiện kế hoạch.
* So sánh kế hoạch với thực tế.
* Phát sinh và xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Hệ thống báo cáo phân tích tình hình kinh doanh (doanh thu, chi phí bán hàng, công nợ,…)
* Thống kê doanh thu, các chi phí theo các tiêu chí khác nhau như khách hàng, loại sản phẩm, dịch vụ.
* Phân tích hiệu quả kinh doanh theo nhiều tiêu chí.
* Phân tích hiệu quả làm việc của nhân viên.
* Kết xuất tự động các loại báo cáo, thống kê dưới dạng dữ liệu hoặc biểu đồ với các tùy chọn theo nhu cầu của người sử dụng:

- Các báo cáo về tình hình khách hàng.
- Các báo cáo về doanh thu.
- Các loại bảng kê hàng hóa bán ra.
- Các báo cáo về chi phí bán hàng.
- Các báo cáo giao nhận hàng hóa.

Phân hệ: Quản lý nguồn lực - Dynamics AX 2009

Để biết ai là ai, làm gì, đã làm gì, khả năng đến đâu, hưởng lương bao nhiêu cũng như các thông tin khác về nguồn lực quyết định của doanh nghiệp- Nhân sự. Phân hệ quản lý nhân sự luôn là một cuốn lý lịch sống và động về toàn bộ thành viên của doanh nghiệp. Các báo cáo nhiều mặt sẽ cho lãnh đạo doanh nghiệp thấy được những thông tin cần thiết nhất cho hoạt động quản lý nhân sự của mình.

CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN

Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nhân sự
Cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp dễ dàng thiết lập và thay đổi theo:
* Danh mục phòng ban, tổ chức.
* Sơ đồ tổ chức thể hiện dưới dạng cây thư mục.
* Danh mục chức vụ hiện có của doanh nghiệp.
* Danh mục chức danh tương ứng tại các phòng ban.
* Mô tả công việc tương ứng với các vị trí làm việc.

Việc điều chỉnh cơ cấu nhân sự được thực hiện tự động qua hệ thống các quyết định:
* Quyết định bổ nhiệm vị trí công tác.
* Quyết định thuyên chuyển.
* Quyết định nghỉ việc.
* Quyết định thử việc.
* Quyết định khác.

Lưu trữ thông tin cá nhân của nhân viên

Phân hệ cho phép ghi nhận và lưu trữ thông tin đầy đủ nhất về cá nhân nhân viên:
* Thông tin lý lịch cá nhân.
* Thông tin về chuyên môn.
* Thông tin về quan hệ gia đình.
* Thông tin tham gia đoàn thể xã hội.
* Thông tin về quá trình bản thân.

Thực hiện các chức năng tìm kiếm thông tin nhân viên nhanh chóng
* Tìm kiếm dựa trên thông tin chính xác hoặc tìm kiếm gần đúng.
* Cho phép kết hợp nhiều điều kiện tìm kiếm.

Ghi nhận thông tin về quá trình làm việc và năng lực của nhân viên
Toàn bộ thông tin về quá trình làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp sẽ được ghi nhận chi tiết:

* Thông tin về các quyết định khen thưởng, kỷ luật liên quan đến nhân viên.
* Thông tin về các vị trí đã và đang làm việc qua các quyết định thuyên chuyển.
* Thông tin về các vị trí kiêm nhiệm.
* Thông tin về quá trình đi công tác.

Thông tin về năng lực của nhân viên được ghi nhận theo:

* Kết quả qua các đợt đánh giá nhân viên.
* Chuyên môn và kết quả các chương trình đào tạo.

Thực hiện chấm công và tính lương
* Thực hiện các hình thức chấm công theo ca làm việc, theo giờ, theo sản phẩm.
* Thiết lập và thực hiện tính lương theo các phương án:

- Tính lương theo sản phẩm.
- Tính lương theo giờ.
- Tính lương theo hệ số chức vụ.
- Tính lương khoán.

* Quản lý phụ cấp, tiền thưởng, các loại phí và lệ phí, theo dõi tạm ứng nhân viên.
* Quá trình chi trả lương cho nhân viên: số phải trả, số thực trả, số lần chi trả lương.

Theo dõi hợp đồng lao động
* Quản lý thông tin về hợp đồng lao động của từng nhân viên.
* Các hình thức hợp đồng lao động do người dùng tự thiết lập.
* Theo dõi hợp đồng lao động: thông báo sắp hết hạn hợp đồng lao động, thực hiện gia hạn và thông tin về gia hạn hợp đồng.

Ghi nhận và theo dõi thông tin tuyển dụng
Toàn bộ thông tin về quá trình tuyển dụng được ghi nhận từ khi xác định nhu cầu tuyển dụng cho tới khi hoàn thành đợt tuyển dụng, bao gồm:

* Thông tin về các đợt tuyển dụng.
* Yêu cầu tuyển dụng từ các phòng ban cho từng vị trí trong từng đợt tuyển dụng.
* Thông tin về ứng viên tham gia ứng tuyển.
* Kết quả tuyển dụng.
* Thông tin về quyết định và quá trình thử việc.

Thống kê, báo cáo và phân tích tình hình nhân sự
Thực hiện thống kê – phân tích về:

* Thông tin lý lịch nhân viên: cơ cấu giới tính, tình trạng hôn nhân, thành phần dân tộc, thành phần tôn giáo.
* Trình độ lao động: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
* Cơ cấu độ tuổi lao động, độ tuổi – giới tính.
* Biến động tổng quỹ lương và mức lương bình quân.
* Biến động lao động: biến động tổng số lao động, biến động tăng, giảm lao động.
* Cơ cấu tổ chức: số lượng, cơ cấu tỷ trọng nhân sự tại các bộ phận, tại các vị trí.

Báo cáo nhân sự:
* Các loại danh sách nhân viên theo đơn vị – phòng ban, chức vụ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn.
* Danh sách nhân viên theo thông tin cá nhân: dân tộc, tôn giáo, lý lịch cá nhân…
* Danh sách các đơn vị – phòng ban.
* Danh sách khen thưởng, kỷ luật, nhân viên đi công tác trong nước, nước ngoài, nhân viên nghỉ việc, thuyên chuyển công tác,…
* Bảng đánh giá của từng nhân viên theo các chỉ tiêu đánh giá.
* Các báo cáo tuyển dụng.
* Các báo cáo về chấm công, tiền lương.
* Các báo cáo về hợp đồng lao động.

Phân hệ: Quản lý sản xuất ( Production Management)

Các phân xưởng sản xuất là trái tim của nhà máy, xí nghiệp – nơi đang được đầu tư nhiều nhất, tập trung năng lực sản xuất lớn nhất. Phân hệ sản xuất của Rinpoche sẽ hỗ trợ từ việc lập quy trình sản xuất, xác định nhu cầu nguyên vật liệu đến quản lý đơn hàng, kế hoạch sản xuất và thực hiện việc theo dõi tiến độ sản xuất, những gì đang diễn ra tại các phân xưởng. Đây cũng là một trong các phân hệ hay nhất của hệ thống Rinpoche! Hãy sử dụng phân hệ này và tối ưu hóa hoạt động sản xuất của mình.

CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN

Thiết kế quy trình sản xuất và thông tin về sản phẩm

Quản lý nguồn lực sản xuất
* Ghi nhận thông tin về các loại danh mục sản phẩm, nguyên vật liệu, bán sản phẩm theo danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn vị tính, đơn vị quy đổi, mẫu mã, bao bì đóng gói, nước sản xuất, hãng sản xuất,…
* Theo dõi danh mục máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ theo danh mục phân loại, danh mục chi tiết.
* Ghi nhận các quy định tiêu chuẩn chất lượng, mô tả đặc điểm cho sản phẩm, nguyên vật liệu, xác định điều kiện môi trường hoạt động của công đoạn sản xuất theo danh mục do người dùng thiết lập.
* Cập nhật giá thành nguyên vật liệu, chi phí nhân công và khấu hao máy móc thiết bị.
* Theo dõi thông tin nhân viên theo ngành nghề, chuyên môn, chức vụ.

Mô phỏng quy trình công nghệ
Quy trình được thiết kế theo dạng cây thư mục đồng thời với dạng sơ đồ có hỗ trợ các thuộc tính đồ họa. Cho phép người dùng:
* Linh hoạt thiết kế và mô tả quy trình theo đặc điểm công nghệ của lĩnh vực hoạt động.
* Thực hiện các chức năng sao chép, cắt, dán và chỉnh sửa quy trình hiện có để tạo quy trình mới.
* Thiết kế danh sách hạng mục vật tư (BOM).
* Thiết kế quy trình công nghệ cho từng sản phẩm theo các công đoạn chính, phân tích công đoạn chính thành các công đoạn chi tiết.
* Thiết kế quy trình dùng chung cho những sản phẩm cùng loại.
* Kiểm tra quy trình thiết kế.

Theo dõi thông tin tổng hợp về quy trình:
* Tổng hợp thông tin chung về sản phẩm thiết kế, tình trạng quy trình, yêu cầu số lượng, yêu cầu về thời gian quy trình.
* Thông tin về công cụ sử dụng chung cho quy trình.
* Danh sách tổng hợp nguồn lực sử dụng cho toàn quy trình: số lượng nguyên vật liệu, thời gian sử dụng nhân công, máy móc thiết bị.
* Danh sách bán sản phẩm, sản phẩm tạo thành tại các công đoạn.
* Cập nhật lại thông tin toàn quy trình khi có thay đổi thông tin quy trình trong quá trình thiết kế.
* Ghi nhận và tính toán lại chi phí quy trình tại các thời điểm.
* Chi tiết chi phí toàn bộ quy trình.

Ghi nhận thông tin liên quan đến công đoạn sản xuất:
* Thông tin về thời gian thực hiện công đoạn.
* Tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn đính kèm.
* Sản phẩm đầu ra của công đoạn.
* Tỷ lệ hao hụt, phế phẩm.
* Thông tin quá trình chuyển giao sản phẩm giữa hai công đoạn với nhau.
* Điều kiện môi trường cho phép sử dụng nguyên vật liệu.
* Khả năng chuyển đổi giữa các loại nguyên vật liệu trong cùng một công đoạn sản xuất.
* Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm đầu ra của từng công đoạn trong quy trình.
* Thông tin về định mức nguyên vật liệu, định mức lao động, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.

Chức năng tính toán
Dựa trên thông tin toàn quy trình, phần mềm sẽ tự động tính toán các yếu tố liên quan đến quy trình theo thiết kế:
* Thời gian tối đa thực hiện quy trình.
* Chi phí sản xuất tại mỗi công đoạn trong quy trình và chi phí toàn quy trình bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị, chi phí chuyển công đoạn…
* Điều chỉnh quy trình thiết kế, tổng công đoạn con bằng công đoạn cha.
* Các loại báo cáo tổng hợp về định mức nguồn lực sử dụng trong quy trình thiết kế.

Kế hoạch sản xuất
Thiết lập kế hoạch sản xuất
Phân hệ hỗ trợ ghi nhận thông tin và quản lý kế hoạch sản xuất:
* Ghi nhận thông tin tổng hợp về kế hoạch sản xuất.
* Phân cấp theo kế hoạch tổng hợp và kế hoạch chi tiết.
* Liên kết các kế hoạch sản xuất.
* Phân loại kế hoạch theo: loại kế hoạch, tình trạng kế hoạch, đối tác, thời kỳ, loại sản phẩm.

Triển khai kế hoạch sản xuất
* Hỗ trợ việc tạo lập lô hàng cho từng loại sản phẩm, cho phép: tạo lập lô hàng từ nhiều kế hoạch hoặc tạo lập nhiều lô hàng cho một kế hoạch.
* Phát sinh lệnh sản xuất dựa trên các lô hàng đã thiết lập.
* Phát sinh quy trình sản xuất đã duyệt theo thiết kế tương ứng với hàng hóa để điều hành sản xuất.
* Cập nhật trạng thái lô hàng: đã ra lệnh sản xuất hoặc chưa ra lệnh sản xuất.

Theo dõi kế hoạch sản xuất
Thông tin về kế hoạch sản xuất sẽ được cập nhật nhanh chóng, cho phép người dùng:
* Theo dõi số lượng sản phẩm trên kế hoạch và thực tế theo từng mặt hàng.
* Theo dõi lượng sản phẩm trên kế hoạch và thực tế theo thời kỳ.
* Theo dõi tiến độ sản xuất từng lô sản phẩm và lệnh sản xuất.
* Tính toán nguồn lực cần thiết để thực hiện lô hàng.
* Báo cáo tổng hợp về kế hoạch sản xuất theo thời gian, theo đơn hàng, báo cáo nhu cầu nguồn lực cần cho kế hoạch.
* Báo cáo tiến độ tổng hợp thực hiện kế hoạch, theo lệnh sản xuất hoặc đơn hàng.

Điều độ sản xuất
Thiết lập thông tin tổ chức sản xuất

* Thực hiện phân công phân xưởng theo các công đoạn của quy trình đã phát sinh theo thiết kế và lệnh sản xuất:
- Phân công theo mặc định.
- Phân công nhiều phân xưởng thực hiện một công đoạn.
- Phân công một phân xưởng thực hiện nhiều công đoạn.
* Tính toán lượng nguyên vật liệu cần thiết theo định mức cho lô sản phẩm.
* Phát sinh thời gian dự kiến theo thiết kế thực hiện lệnh sản xuất.
* Sơ đồ điều độ sản xuất.

Theo dõi quá trình thực hiện sản xuất
Theo dõi việc sử dụng nguyên vật liệu:
* Yêu cầu cung ứng và nhận nguyên vật liệu từ kho theo nhu cầu đã thiết kế để thực hiện lô hàng.
* Yêu cầu nguyên vật liệu khi tồn kho phân xưởng đã hết không đủ đáp ứng số nguyên vật liệu cần cho công đoạn theo như thiết kế.
* Giao nguyên vật liệu cho phân xưởng và phân phối nguyên vật liệu cho nhân viên.
* Cập nhật nguyên vật liệu sử dụng.
* Ghi nhận và theo dõi tồn kho phân xưởng.
* Chuyển trả nguyên vật liệu về kho.

Thực hiện phân công máy móc, thiết bị:
* Quản lý máy móc, thiết bị hiện có tại phân xưởng.
* Phát sinh nhu cầu sử dụng máy móc để thực hiện công đoạn theo thiết kế.
* Lên lịch hoạt động máy móc.
* Phân công máy móc, thiết bị cho từng công đoạn và nhân viên.
* Quản lý nhân công:
* Lên lịch làm việc, đi ca cho nhân viên.
* Theo dõi quá trình vào – ra.
* Phân công công việc, phân công sản phẩm cho nhân viên theo nhóm hoặc chi tiết đến từng người.
* Chấm công nhân viên theo thời gian (vào ra) hay theo sản phẩm, theo ca làm việc,…
* Chuyển sản phẩm tạo thành từ công đoạn này sang công đoạn khác (chuyển trả sản phẩm khi không đạt yêu cầu).
* Kiểm tra các chỉ tiêu thông số kỹ thuật của sản phẩm, kiểm tra số lượng theo từng mức chất lượng.
* Kiểm soát chi phí sử dụng máy móc, thiết bị (điện, công cụ dụng cụ, …), khấu hao máy móc.
* Thống kê sản phẩm hỏng.
* Nhập kho thành phẩm, bán thành phẩm.

Chức năng tính toán
* Tính chi phí sản xuất thực tế cho từng công đoạn.
* Tính chi phí sử dụng nguyên vật liệu.
* Tính chi phí sử dụng máy móc, thiết bị.
* Tính chi phí sản xuất khác.

Chức năng phân tích
* Biểu đồ sản phẩm tạo thành theo thời gian.
* Phân tích chi phí sử dụng cho từng lô sản phẩm.
* Phân tích chi phí nhân công, nguyên vật liệu, máy móc sử dụng cho từng lô sản phẩm.
* Thống kê mức chất lượng theo từng lô hàng.
* So sánh chi phí sử dụng giữa các quy trình.

Phân hệ: Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Managemnent)

Ngược lại với phân hệ bán hàng, phân hệ này cho phép người dùng quản lý tốt nhất các nhà cung cấp, cũng như toàn bộ quá trình mua hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị. Phân hệ cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được nhà cung cấp, tối ưu hóa quy trình kinh doanh.

CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN

Theo dõi và ghi nhận thông tin về quá trình mua hàng
+Quản lý hợp đồng mua hàng theo loại giao dịch do người sử dụng phân hệ quy định.
+Quản lý danh sách hàng hóa dịch vụ mua vào theo yêu cầu từ các nguồn khác nhau (bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng).

Theo dõi hoạt động mua hàng dựa trên các nghiệp vụ:
* Thiết lập đơn đặt hàng: đơn đặt hàng có thể được thiết lập dựa trên các phiếu yêu cầu hàng hóa nguyên vật liệu từ các bộ phận khác như bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng.
* Thiết lập điều khoản giao nhận hàng hóa, nguyên vật liệu theo chi tiết hàng hóa, số lượng, thời gian, địa điểm. Lịch giao nhận hàng sẽ được tạo ra dựa trên các điều khoản giao nhận hàng.
* Theo dõi quá trình nhận hàng: theo dõi về số lượng hàng nhận, ghi các khoản phải thu chi. Một đơn hàng có thể thực hiện nhận hàng nhiều lần.
* Phát sinh các khoản phải thanh toán theo điều khoản thanh toán và ghi công nợ.
* Theo dõi hoạt động nhập khẩu: hạn ngạch nhập khẩu, các biên bản liên quan.
* Tính toán và phân bổ các chi phí liên quan đến việc hoạt động bán hàng.
* Ghi nhận và phản ánh với nhà cung cấp về hàng hóa không phù hợp.

Thông tin hỗ trợ hoạt động mua hàng
* Ghi nhận và lưu trữ các thông tin liên quan đến các yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ của các bộ phận trong công ty như các chức năng, đặc điểm của sản phẩm, giá cả, nhà cung cấp, …
* Công cụ tra cứu, phân loại, lọc các thông tin cần thiết cho công việc hàng ngày về sản phẩm, giá cả, đối tác.
* Công cụ hỗ trợ tính toán chuyển đổi theo tỷ giá, các loại tiền tệ.
* Theo dõi quá trình biến đổi của thị trường.
* Thống kê các hợp đồng theo các mức thực hiện, từ đang tiếp cận cho đến đã thanh lý.
* Liên kết các văn bản giấy tờ có liên quan đến một thỏa thuận, hợp đồng mua hàng.

Quản lý thông tin quan hệ nhà cung cấp
* Ghi nhận và cập nhật thông tin về nhà cung cấp: họ tên, địa chỉ liên lạc, người đại diện…. Lưu trữ cây phân cấp đối tác, khu vực mua hàng, nhóm đối tác mua hàng… cho phép thống kê đối tác theo các tiêu chí khác nhau.
* Ghi nhận và theo dõi khả năng cung cấp của đối tác đối với từng loại hàng hóa dịch vụ.
* Theo dõi công nợ phải trả cho nhà cung cấp.
* Đánh giá cho điểm nhà cung cấp hoặc nhà gia công theo các tiêu chuẩn khác nhau.
* Theo dõi các khiếu nại đối với nhà cung cấp.

Lập kế hoạch mua hàng

* Kế hoạch cung ứng bao gồm các phần chính:
- Kế hoạch mua hàng: quy định theo khu vực, theo chu kỳ thời gian và theo mặt hàng.
- Kế hoạch đánh giá lựa chọn nhà cung cấp theo từng loại sản phẩm, dịch vụ, khu vực, thời kỳ.
- Kế hoạch phân bổ chi phí (dựa trên ngân sách được cấp cho bộ phận cung ứng).

* Cập nhật thông tin thực hiện kế hoạch.
* So sánh kế hoạch với thực tế.
* Phát sinh và xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Hệ thống báo cáo phân tích tình hình mua hàng
* Phân tích chi phí mua hàng kinh doanh theo nhiều tiêu chí.
* Phân tích khả năng đáp ứng hàng hóa của bộ phận mua hàng.
* Kết xuất tự động các loại báo cáo, thống kê nhiều dạng khác nhau với các chỉnh sửa theo nhu cầu của người sử dụng.
* Các báo cáo về tình hình khách hàng:

- Các loại bảng kê hàng hóa mua vào.
- Các báo cáo về chi phí mua hàng.
- Các báo cáo giao nhận hàng hóa.

Microsoft Dynamics™ - Bộ giải pháp cho Doanh nghiệp

Microsoft Dynamics™ là một bộ các giải pháp quản lý doanh nghiệp tích hợp, linh hoạt, giúp bạn tự tin hơn khi đưa ra các quyết định trong kinh doanh. Microsoft Dynamics™ hoạt động tương thích với những phần mềm quen thuộc của Microsoft. Nó quản lý một cách tự động và hợp lý những mối quan hệ tài chính và khách hàng cũng như quy trình chuỗi cung ứng, giúp bạn đưa doanh nghiệp đến với thành công.

Giải pháp quản lý doanh nghiệp
http://www.microsoft.com/vietnam/dynamics/images/pic2.jpg
Quen thuộc với người dùng:
Công nghệ quản lý doanh nghiệp có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian để tập trung vào những vấn đề thật sự quan trọng? Công nghệ có thể phản ánh cách thức làm việc thật sự của từng cá nhân trong công ty bạn? Microsoft Dynamics đáp ứng được những điều này. Hoạt động tương tự như các sản phẩm quen thuộc khác của Microsoft, Microsoft Dynamics đòi hỏi khá ít thời gian để tiếp cận công nghệ, giúp bạn tập trung hơn vào những vấn đề then chốt trong công việc kinh doanh. Được thiết kế giao diện sử dụng theo kiểu phân bổ công việc cho từng cá nhân người dùng, Microsoft Dynamics còn cho phép mỗi người dùng được tùy chỉnh theo sở thích và phong cách làm việc. Điều này giúp giảm đáng kể thời gian huấn luyện, đồng thời nhanh chóng thu lại lợi nhuận từ khoản đầu tư công nghệ của bạn.

Phù hợp với hệ thống:
Khi một giải pháp quản lý doanh nghiệp hoạt động theo cùng phương thức với công nghệ hiện tại bạn đang có, giải pháp này sẽ dễ dàng phù hợp một cách hoàn hảo với hệ thống bạn đang dùng, giúp bạn tối đa hóa lợi ích của việc đầu tư vào công nghệ. Và Microsoft Dynamics cũng vậy! Nhờ hoạt động tích hợp với các hệ thống công nghệ khác của Microsoft, nó giúp bạn sử dụng tối đa khoản đầu tư này. Tận dụng ưu thế của các công cụ BizTalk để kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn thuộc các giải pháp quản lý khác nhau, định hình hoạt động của các đối tác và tăng cường bảo mật. Kết hợp với các sản phẩm mới của Microsoft như Microsoft SQL Server và Microsoft Windows, Microsoft Dynamics được thiết kế để cùng làm việc và sử dụng tối đa tiềm năng công nghệ Microsoft sẵn có của bạn. Và với việc tích hợp vào những công nghệ sẵn có, nhân viên toàn công ty sẽ được làm việc với một giải pháp quản lý doanh nghiệp mạnh mẽ trong một môi trường quen thuộc họ vẫn tiếp xúc hằng ngày.

Thúc đẩy hiệu quả kinh doanh:
Microsoft Dynamics nâng cao năng suất của doanh nghiệp bằng cách tự động hóa các hoạt động then chốt trong kinh doanh và thích nghi để phù hợp với từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp, mang lại tầm nhìn thấu đáo nhất. Bằng cách nào? Bằng thiết kế giao diện sử dụng theo kiểu phân bổ công việc cho từng cá nhân người dùng, cũng như được tích hợp vào các công cụ hiệu quả quen thuộc như Microsoft Office. Bằng sự kết hợp công nghệ của Microsoft Dynamics và Microsoft SharePoint, việc hợp tác giữa nhân viên công ty, nhà cung cấp và khách hàng sẽ được tăng cường tối đa. Và, bằng cách kết nối xuyên suốt các mối quan hệ khách hàng, quan hệ tài chính và quy trình chuỗi cung ứng giúp mang lại hiệu quả tối đa cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, chi phí giảm và hiệu quả gia tăng.

Cho phép tự tin ra quyết định:
Công việc kinh doanh của bạn luôn không ngừng đòi hỏi. Bạn phải có đủ tiềm lực để đáp ứng và đủ tự tin để đưa ra quyết định sáng suốt có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Microsoft Dynamics giúp bạn nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu thay đổi của doanh nghiệp, cung cấp cái nhìn thấu đáo xuyên suốt toàn công ty, cho phép bạn đưa ra những quyết định sáng suốt và kịp thời một cách tự tin hơn. Với việc vận hành cùng lúc các công cụ phân tích như Microsoft SQL Server, Microsoft Offi ce Excel và Microsoft Dynamics, bạn có thể truy cập và phân tích dễ dàng các dữ liệu chính yếu trong kinh doanh. Nhân viên trong công ty cũng có thể sử dụng công cụ đã quen thuộc để lấy những thông tin họ cần từ hệ thống, theo phương thức phù hợp với cách thức làm việc đã được họ điều chỉnh.

"Nhờ áp dụng giải pháp Microsoft Dynamics AX, nhiều công đoạn lao động bằng chân tay trước kia đã được giản tiện hoặc tự động hóa. Vì thế, chúng tôi có thể tiết kiệm hơn 30% nguồn lực quản lý vào những công việc mang lại nhiều giá trị cộng thêm hơn.”


Mr. Stig Maasbøl
CEO
Công ty Scancom Vietnam